Trong bài này, ta xem xét cách dùng từ TOO.
* Ý NGHĨA CỦA TOO:
- TOO có hai nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu. Nói chung, TOO có nghĩa là QUÁ hoặc CŨNG, CŨNG VẬY.
- Với nghĩa CŨNG VẬY, TOO chỉ xuất hiện trong câu KHẲNG ĐỊNH để phụ họa cho câu được người khác vừa nói ngay trước đó.
Ví dụ:
A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu tiếng Anh).
B: I DO, TOO. (tôi cũng vậy)
- Với nghĩa QUÁ, TOO có thể xuất hiện trong câu khẳng định hay phủ định hay nghi vấn đều được.
Ví dụ:
- THERE ARE TOO MANY CARS IN HO CHI MINH CITY. (có quá nhiều xe hơi trong thành phố Hồ Chí Minh)
- THE WEATHER IN HO CHI MINH CITY IS NOT TOO HOT. (thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh không quá nóng)
- IS IT POSSIBLE TO HAVE TOO MUCH MONEY? (con người ta có thể nào có quá nhiều tiền không?)
* VỊ TRÍ ĐẶT TOO:
- Vị trí 1: TOO + tính từ hoặc trạng từ : có nghĩa là QUÁ (hơn mức cần thiết, hơn mức bình thường)
Ví dụ:
+ THIS COFFEE IS TOO HOT. (ly cà phê này quá nóng).
+ THIS PLACE IS TOO NOISY. (chỗ này quá ồn ào)
- Ở vị trí 1 này ta thường gặp cấu trúc TOO + Tính từ hoặc trạng từ + TO INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO) (quá…để…)
Ví dụ:
+ THIS COFFEE IS TOO HOT TO DRINK. (ly cà phê này quá nóng để uống).
+ THIS PLACE IS TOO NOISY TO TALK. (chỗ này quá ồn ào để nói chuyện)
+ THIS OFFER IS TOO GOOD TO BE TRUE (lời đề nghị này quá tốt để tôi có thể tin nó là có thật)
* Ở vị trí này, ta thường gặp TOO MANY + DANH TỪ SỐ NHIỀU và TOO MUCH + DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC với nghĩa (quá nhiều…)
Ví dụ:
- TOO MANY CARS (quá nhiều xe hơi)
- TOO MANY PEOPLE (quá nhiều người)
- TOO MUCH MONEY (quá nhiều tiền)
- TOO MUCH SALT (quá nhiều muối)
- TOO MUCH SUGAR (quá nhiều đường)
- Vị trí 2: TOO đứng cuối câu, có nghĩa là CŨNG, CŨNG VẬY, diễn đạt một điều gì đó giống như câu nói đã nói ngay trước câu có chứa TOO: Chủ ngữ + trợ động từ, TOO
* Trợ động từ là: AM/IS/ARE HOẶC DO/DOES HOẶC WAS/WERE HOẶC DID HOẶC HAVE/HAS HOẶC HAD HOẶC CAN/COULD/MAY/MIGHT/WILL …TÙY THEO CHỦ NGỮ VÀ TÙY THEO THÌ TƯƠNG ỨNG CỦA CÂU LIỀN TRƯỚC CÂU CÓ TOO.
Ví dụ 1 - Thì hiện tại đơn động từ thường: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I LIKE FISH. (tôi thích cá)
+ B nói: I DO, TOO. (tôi cũng thích cá) (mượn trợ động từ DO thay cho LIKE FISH để tránh lập lại LIKE FISH. đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY BROTHER DOES, TOO. (em trai tôi cũng thích cá) (mượn trợ động từ DOES vì chủ ngữ là ngôi thứ 2 sốt ít)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 2 - Thì hiện tại đơn động từ TO BE: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I AM TIRED. (tôi thấy mệt trong người)
+ B nói: I AM, TOO. (tôi cũng mệt) (mượn trợ động từ AM để tránh lặp lại TIRED; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY BROTHER IS, TOO. (em trai tôi cũng mệt) (mượn trợ động từ IS để tránh lặp lại TIRED)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 3: Thì quá khứ đơn động từ TO BE: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I WAS TIRED. (tôi ĐÃ thấy mệt trong người LÚC ĐÓ)
+ B nói: I WAS, TOO. (tôi cũng ĐÃ mệt LÚC ĐÓ) (mượn trợ động từ WAS để tránh lặp lại TIRED; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY PARENTS WERE, TOO. (cha mẹ tôi cũng ĐÃ mệt LÚC ĐÓ) (mượn trợ động từ WERE)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 4 - Thì quá khứ đơn động từ thường: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I STAYED UP LATE LAST NIGHT (tối qua tôi thức khuya)
+ B nói: I DID, TOO. (tôi cũng đã thức khuya tối qua) (mượn trợ động từ DID và không lặp lại STAYED UP LATE; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: MY PARENTS DID, TOO. (cha mẹ tôi cũng ĐÃ thức khuya) (mượn trợ động từ DID)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
Ví dụ 5 - Thì hiện tại hoàn thành: CÓ 3 NGƯỜI A, B, C CÙNG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU
+ A nói: I HAVE STUDIED ENGLISH FOR A LONG TIME. (tôi đã học tiếng Anh được một thời gian dài)
+ B nói: I HAVE, TOO. (tôi cũng vậy) (mượn trợ động từ HAVE và không lặp lại STUDIED ENGLISH FOR A LONG TIME; đây là đặc điểm quan trọng trong tiếng Anh)
+ C có thể nói: ALL MY FRIENDS HAVE, TOO. (tất cả bạn bè tôi cũng vậy) (mượn trợ động từ HAVE)
* Trong văn nói, B có thể nói ME TOO!
*** LƯU Ý:
Giả sử A là bạn gái của B.
- A nói: I MISS YOU. (em nhớ anh)
- Nếu B nói : I DO, TOO. HOẶC ME TOO thì cả hai câu đều có nghĩa là “anh cũng nhớ (bản thân) anh”. Như vậy cách nói này tuyệt đối không phải là ý của B thật sự muốn nói. Không còn cách nào khác hơn, B phải nói là I MISS YOU, TOO (anh cũng nhớ em).